Quy Trình Sản Xuất Nội Thất Gỗ Công Nghiệp
Nội thất gỗ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại nhờ vào tính tiện dụng và khả năng thích ứng với nhiều không gian khác nhau. Bài viết này nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình sản xuất nội thất từ loại vật liệu này để Quý khách hàng tham khảo
Ngày nay, thị trường nội thất ngày càng phong phú với sự xuất hiện của các sản phẩm từ gỗ công nghiệp như tủ bếp, giường, bàn ghế. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. So với đồ nội thất gỗ tự nhiên, nội thất gỗ công nghiệp nổi bật với ưu điểm giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng và màu sắc phong phú. Tuy nhiên, quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện từ gỗ công nghiệp lại khá phức tạp. Navisky xin đưa ra các bước trong quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất công nghiệp để khách hàng tham khảo
Quy trình 8 bước trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp
1. Tiếp nhận đơn hàng và bản vẽ thiết kế
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất là tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng và thu thập đầy đủ bản vẽ thiết kế chi tiết. Kỹ thuật viên cần kiểm tra kỹ lưỡng bản vẽ để đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mỹ và phù hợp với khả năng sản xuất của xưởng.
2. Lên kế hoạch sản xuất
- Để đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất. Việc lập kế hoạch không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực mà còn đảm bảo tiến độ và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Trước hết, việc xác định nguồn nguyên liệu gỗ công nghiệp dùng để sản xuất thiết bị bàn ghế nội thất là loại vật liệu được sản xuất từ dăm gỗ, cành cây và gỗ tạp bằng cách sử dụng keo và chất kết dính. Sau khi được trộn đều và nén dưới áp lực cao, hỗn hợp này sẽ tạo thành các tấm gỗ có kích thước và độ dày theo yêu cầu. Gỗ công nghiệp có nhiều loại khác nhau như MDF, HDF, MFC và Plywood... Nguyên liệu cần được chú trọng. Việc xác định loại gỗ công nghiệp phù hợp cho từng sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mà còn đến chi phí sản xuất. Tính toán số lượng vật liệu cần thiết cũng giúp tránh lãng phí và tối ưu hóa ngân sách.
Ván gỗ công nghiệp
- Tiếp theo cần ấn định được thời gian hoàn thành, dự kiến thời gian hoàn thành đơn hàng cũng rất quan trọng để có thể đáp ứng đúng hạn cho khách hàng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan để đưa ra một lịch trình khả thi.
- Phân bổ nhân lực và máy móc là yếu tố then chốt trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất. Cần phân bổ nhân lực một cách hiệu quả, đảm bảo mỗi công đoạn đều có đủ nhân sự với kỹ năng phù hợp. Đồng thời, sử dụng các dòng máy CNC hiện đại và phù hợp sẽ giúp tăng năng suất và giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất.
- Lập danh sách phụ kiện cũng là một phần không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Các phụ kiện như bản lề, tay nắm, ray trượt, ốc vít đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện chức năng và thẩm mỹ của sản phẩm nội thất. Do đó, cần lựa chọn phụ kiện chất lượng cao để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Lên lịch sản xuất là bước quyết định để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu khách hàng. Cần xác định thời gian gia công cho từng công đoạn cụ thể để có thể điều chỉnh kịp thời khi có sự cố phát sinh. Việc này không chỉ giúp duy trì tiến độ mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
3. Gia công sơ bộ
Sau khi ván gỗ công nghiệp được chuẩn bị đầy đủ, ván cần được xử lý để có được hình dạng, kích thước theo đúng với bản thiết kế đưa ra.
Ở bước này, công nhân có thể xử lý ván nhỏ lẻ bằng máy cưa bàn trượt hoặc đối với các xưởng gia công số lượng lớn có thể sử dụng các dòng máy cưa panel cnc để cắt nhiều tấm ván lớn cùng lúc hoặc để gia công các sản phẩm có biên dạng cong thì cần phải dùng đến các dòng máy cnc router.
Vận hành máy cưa lọng CNC |
Vận hành máy cắt ván Panel |
Với sự phát triển của máy móc hiện nay, công đoạn cắt, tạo hình này càng trở nên dễ dàng. Từ bản thiết kế thông qua phần mềm CAM chuyển thành lệnh G-code là các máy CNC có thể hiểu được gia công chính xác. Từ những đường cắt đơn giản đến hình dạng phức tạp, xẻ rãnh, đều được gia công tinh xảo
4. Gia công chi tiết
Phôi gỗ sau khi cắt xong không thể sử dụng hoặc lắp ráp liền vì rất dễ gây mẻ cạnh, ẩm mốc làm hư. Do đó, ván cần được bao bọc để bảo vệ, tăng độ bền và tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm. Và giải pháp cho vấn đề này là các dòng máy dán cạnh.
Nên mua máy dán cạnh loại nào tốt nhất cho xưởng của bạn?
Tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi nhà xưởng, có thể đầu tư các dòng máy dán cạnh nhỏ thủ công có chức năng cơ bản như dán – ép nẹp
Máy Dán Cạnh Tự Động 6 Chức Năng Chuyên Dán Chỉ Veneer Hy-368 |
Vận Hành Bàn Giao Máy Dán Cạnh Tự Động 6 Chức Năng |
Hoặc các dòng máy dán cạnh tự động có các chức năng phay cạnh ván thẳng, nghiêng – lăn keo, ép nẹp – cắt chỉ thừa đầu đuôi – phay vát mép trên dưới – phay bo góc ván – cạo keo – phun dung dịch, đánh bóng cạnh:
|
|
|
5. Tạo liên kết cho sản phẩm
Và để tạo nên 1 sản phẩm hoàn thiện như cửa, tủ, kệ, bàn,…thì những tấm gỗ sau khi trải qua những công đoạn trước cần được tạo liên kết như bản lề, chốt cam, lỗ chốt, rãnh …Việc tạo nên những lỗ, rãnh liên kết ở những vị trí chính xác sẽ giúp cho các mối liên kết được bền hơn đồng thời cũng tăng độ thẩm mỹ của sản phẩm.
Ở công đoạn này, chúng ta có thể xử lý bằng những máy đơn giản như máy khoan bản lề, máy khoan liên kết nhiều đầu,….
Dây chuyền tự động làm ổ khóa cửa |
Dây chuyền dán cạnh ,phay rảnh ngàm khuân bao cửa |
6. Lắp ráp sản phẩm
Các chi tiết gỗ đã được hoàn thiện sẽ được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh theo bản vẽ. Quá trình này đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của thợ mộc để đảm bảo độ chắc chắn, chính xác và thẩm mỹ cho sản phẩm.
7. Kiểm tra chất lượng
Sản phẩm sau khi lắp ráp sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, bao gồm:
Kiểm tra độ chính xác kích thước.
Kiểm tra độ chắc chắn của các mối ghép.
Kiểm tra chất lượng bề mặt hoàn thiện.
8. Đóng gói và giao hàng
Sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng gói cẩn thận bằng vật liệu chống va đập để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Sau đó, sản phẩm được giao đến tay khách hàng đúng thời hạn.
Nhờ sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp càng trở nên dễ dàng thực hiện. Từ bước cắt tạo hình đến khi tạo liên kết hoàn thiện đều có những dòng máy tự động, gia công chính xác, thời gian xử lý rất ngắn và chỉ cần một số ít nhân lực để quản lý vận hành. Nhờ đó, các chủ đầu tư có thể tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công, nguyên vật liệu,….
► Tham khảo các dòng máy chế biến gỗ khác
Máy CNC ► Máy cưa cắt ► Phay Bào ► Chà Nhám ► Máy Khoan ► Đánh Mộng ►Dán Cạnh ► Tubi Tiếp Liệu ► Ghép, Tạo hình và Ép vân gỗ ► Máy Mài Dao►Máy Tiện ► Máy cuốn màng PE ► Máy chế biến VENEER ►Hệ thống nén khí trục vít ► Linh kiện ► Dây chuyền sản xuất
Để hỗ trợ tốt nhất cho các chủ xưởng gỗ, NAVISKY sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về việc lựa chọn máy móc, các vấn đề kỹ thuật, hoặc giải đáp các chi tiết trong từng bước sản xuất.
NAVISKY - ĐỐI TÁC TIN CẬY TRONG LĨNH VỰC MÁY CHẾ BIẾN GỖ!
Add: 407 Tổ 1 Ấp 3, Phường Hội Nghĩa, Tân Uyên, Bình Dương, Vietnam
Tel: (+84) 0949998788
Email: business@bautroinamviet.com
Website: www.navisky.vn
Hotline 094 999 87 88 - Mr. Dũng
Xem thêm